Người lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy làm việc của doanh nghiệpNội dung cơ bản của nội quy thường bao gồm: a) Thời gian làm việc: Không đến muộn, về sớm. Vắng mặt phải có lý do và chỉ khi đã được cho phép. b) Tư thế làm việc: - Phải sử dụng đúng trang bị bảo vệ cá nhân; - Phải mặc trang phục gọn gàng, sạch đẹp; - Phải ăn, uống no đủ, tư thế sẵn sàng làm việc, vệ sinh cá nhân, không được say, xỉn. c) Chấp hành sự phân công nhiệm vụ: - Phải bám máy và nơi làm việc, tập trung làm việc, chấp hành nghiêm các quy trình sản xuất, quy định an toàn; - Phải chấp hành nhiệm vụ khi người sử dụng lao động phân công, thực hiện xong phải báo cáo kết quả hoàn thành nhiệm vụ. d) Chấp hành nội quy, quy định về bảo hộ lao động: - Chấp hành kỷ luật lao động, kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh, quy định về phòng chống cháy, nổ; chỉ được hút thuốc ở nơi quy định, bảo mật, bảo vệ tài sản chung, bảo vệ đơn vị; - Khi phát hiện các hiện tượng lạ nhưư: nghi cháy; hư hỏng máy; khả năng sụp, đổ, các yếu tố gây mất an toàn; điều kiện lao động không đảm bảo an toàn vệ sinh lao động... phải báo ngay cho người sử dụng lao động biết. e) Sinh hoạt: Trong lúc làm việc, không được ăn, hút thuốc, uống rượu, bia; không được đùa, giỡn, nói tục; không làm ảnh hưởng tới người khác; không được tiếp khách, mua bán, giải quyết việc riêng. f) Kết thúc ngày làm việc: - Dọn vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp sẵn sàng để hôm sau làm việc; - Cắt điện, cắt nước, đóng cửa sổ, cửa ra vào, che đậy nguyên vật liệu,... - Báo cho người sử dụng lao động khi ra về. 3. Để thực hiện được nghĩa vụ của mình đối với việc đảm bảo an toàn lao động, người lao động cần chú ý a) Phải chấp hành đúng nội quy, quy trình lao động, nói đúng, thực hiện đúng, phản ứng đúng, phải trở thành tập quán: - Khi làm công việc, nên suy nghĩ xem bản thân và những người cùng làm nên tiến hành cách nào để được an toàn nhất; - Phải lượng sức, không cố gắng khuân vác vật quá nặng, cồng kềnh, nên thêm người giúp sức, nên sử dụng xe. Khi phối hợp nhiều người làm công việc phải cử người chỉ huy để thống nhất hành động, bảo đảm an toàn; - Biết định ra tình huống, cách xử lý, cách giải quyết các tình huống bất lợi; - Không làm bất cứ việc gì có thể gây ra nguy hiểm có khả năng xảy ra sự cố tai nạn hoặc cháy nổ. b) Còn nghi ngờ hoặc chưa nắm vững cách sử dụng hoặc chưa hiểu rõ quy trình thì phải hỏi ngay người giao công việc cho mình. c) chưa nắm chắc công việc thì không được làm mà phải hỏi lại cho kỹ lưỡng, nên tập thao tác cho thuần thục rồi mới được làm. d) Phải tập trung theo sự chỉ dẫn để luôn làm đúng: - Không đùa giỡn, xô đẩy, tung ném vật, nói tiếu lâm, nói tục... khi làm việc nguy hiểm; - Không la cà đùa giỡn ở khu vực người khác đang làm việc, máy đang hoạt động; - Phải hiểu biết về các biển báo, chỉ dẫn, nội quy, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm. e) Phải báo ngay với người có trách nhiệm và mọi người xung quanh khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, độc hại, hoặc sự cố nguy hiểm; Khắc phục ngay hoặc làm dấu, báo cho mọi người biết các mương, đường cống, hố bị mất nắp. Cũng hành động tương tự đối với điện, máy, hoá chất, vật di chuyển, vật rơi... có thể gây nguy hiểm cho người. f) Giữ gìn nơi làm việc của mình và góp phần giữ gìn cho toàn bộ khu vực xưởng: - Sạch sẽ; - Gọn gàng; - Vật dùng để đúng chỗ quy định; - Đề phòng, ngăn ngừa các tình huống bất lợi về an toàn lao động; - Phải dọn dẹp gọn, xếp đặt an toàn các vật bén nhọn, chai, bình đựng hoá chất, xăng, dầu... - Phải nhổ, tán bẹt, đánh gục đinh, các vật nhọn mà ta và mọi người có thể giẫm lên. - Phải bịt, bao che, phần nhô ra của máy và phương tiện; - Phải tháo gỡ các dây, cây chắn, vắt qua lối đi lại. g) Khi tinh thần không thoải mái, mệt mỏi, cơ thể đau yếu, chóng mặt, cần đi tiêu, tiểu... không nên làm việc trên cao, không nên điều khiển máy có vận tốc, công suất lớn. h) Phải sử dụng đầy đủ, đúng quy định các dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc. Nếu chưa được cấp phát đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng lao động cấp phát đủ. i) Người lao động phải cảnh giác, đề phòng mọi khả năng cháy: - Chấp hành đúng kỹ thuật an toàn điện, đề phòng cháy do điện. - Chấp hành đúng kỹ thuật an toàn hoá chất, đề phòng cháy do hoá chất, xăng, sơn, cồn... - Chấp hành đúng quy định sử dụng nguồn lửa: chỉ được hút thuốc ở nơi cho phép, không được để nguồn lửa gần chất dễ cháy. 4. Nội dung giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động Trong hợp đồng lao động, các nội dung về bảo hộ lao động đối với người lao động bao gồm những nội dung sau đây: a) Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn - vệ sinh; b) Được huấn luyện về kỹ thuật an toàn - vệ sinh và biện pháp làm việc an toàn - vệ sinh; c) Được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân và bồi dưỡng bằng hiện vật (nếu việc làm có yếu tố độc hại, nguy hiểm). d) Được hưởng các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động.